Chào mừng các bạn đến với Hội Cờ Vua - Sân chơi trí tuệ dành cho mọi người - Cờ Vua giúp khai mở trí tuệ, kích hoạt não giúp trẻ thông minh hơn, ngoan hơn, học giỏi hơn. Liên hệ đăng ký học thử tại Trung Tâm Đào Tạo Cờ Vua Quốc Tế Hotline: 090.264.1618

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Theo dòng lịch sử cờ vua thế giới (Hội Cờ Vua)

"Trên đời không có gì vĩ đại bằng con người,

trong con người không có gì vĩ đại bằng trí tuệ"
 


A. Haminton (Anh)
(Hội Cờ Vua)  Theo dòng lịch sử cờ vua thế giới 
            Trên hành tinh chúng ta có một trò chơi kết hợp trí tuệ và nghệ thuật do con người sáng tạo ra từ ngàn năm nay. Trải qua hàng chục thế kỷ chiêm nghiệm, con người đã liệt nó vào một trong bốn thú chơi thanh tao, nghệ thuật bậc nhất của nhân loại "Cầm Kỳ Thi Họa". Đó chính là Cờ (Kỳ). Cờ được sánh ngang với âm nhạc, hội họa, văn chương. Như vậy thì quả là không còn gì phải bình phẩm thêm nữa! Từ một thú chơi, cờ dần dà mang tính thể thao thử thách trí thông minh, óc sáng tạo của con người. Thời gian sàng lọc tất cả, chỉ những gì tinh tuý nhất mới được giữ lại. Trên trái đất này đã từng xuất hiện biết bao trò chơi, biết bao môn thể thao, trong số đó có rất nhiều trò chơi xuất hiện rồi mai một, rơi vào dĩ vãng và bị quên lãng. Riêng cờ thì khác hẳn. Đã trải qua hơn 1500 năm kể từ ngày nó ra đời, không những nó không bị mai một đi mà trái lại ngày càng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp ở tất cả các châu lục. Ngày nay khi nhân loại ngày càng văn minh thì cũng là lúc cờ ở vào thời kỳ hoàng kim của mình. Dù là cờ Tướng hay cờ Vua (bởi chúng là hai anh em sinh đôi) thì sức sống của chúng ngày càng mãnh liệt.
Một cách tự nhiên, những người chơi cờ, những người yêu thích cờ đến một lúc nào đó cũng sẽ đặt ra câu hỏi:
Cờ có từ bao giờ và lịch sử cả nghìn năm qua của nó ra sao?
Vì sao cờ được con người yêu thích và say mê như vậy?
Từ xưa tới nay ai là những người chơi cờ giỏi nhất?
Cờ có ích lợi gì cho con người?
Cờ ngày nay có khác gì với cờ ngày xưa không? v.v... 
***
Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta hãy ngược dòng thời gian, cùng làm một chuyến du lịch về quá khứ .
Những dòng mở đầu về lịch sử cờ cũng giống như ở các câu chuyện cổ tích mà chúng ta thường nghe :”Ngày xửa ngày xưa, cách đây lâu lắm rồi...” 



Vào khoảng thế kỷ thứ 6, Ấn Độ ,quốc gia rộng lớn của Phương Đông, từng là một trung tâm văn hóa và nghệ thuật thế giới. Ngày nay,sang thăm đất nước này, chúng ta vẫn không khỏi kinh ngạc trước những đền đài hùng vĩ, những nhà thờ lộng lẫy, oai nghiêm, những khu lăng tẩm tráng lệ, những tượng thần tạc bằng đá, bằng đồng...tinh vi, sống động...
Vào thời xa xưa ấy, Ấn Độ cũng là đỉnh cao của toán học, của khoa chiêm tinh. Ấn Độ có nhiều nhà bác học mà thời đó người ta gọi là các nhà thông thái. 
Các nhà thông thái của thế giới cổ đại ấy đã sáng tạo một trò chơi gọi là ”Saturanga” tức là trò chơi chiến trận đối kháng có hai bên tham gia. Các quân tượng trưng cho một thế trận gồm đầy đủ chỉ huy và bốn binh chủng quân đội thời bấy giờ. Phía trước là một hàng quân tiến bước, tiếp đến là các chàng kỵ mã và các đội voi chiến (Ấn Độ có rất nhiều voi). Mé ngoài cùng là những chiếc xe di động. Chiễm chệ giữa hàng quân là đức Vua cùng với các cận thần.
Lúc đầu thế trận như vậy được bày trên đất, có cả “sông” và “núi” ngăn cách. Dần dà thế trận rộng lớn được thu nhỏ lại trên một bàn cờ được chia thành các ô và các quân được cách điệu hóa. Từ đó cờ dễ dàng đến với tất cả mọi người, chu du khắp thiên hạ. Các nhà thông thái hết sức thú vị với cách bày trận của mình vì họ cảm thấy chính họ là những thống lĩnh tối cao, chỉ huy toàn bộ ba quân, được dịp phô trương tài nghệ thao lược của mình. Quân của hai bên khôn khéo dàn trận, cố gắng chiếm những vị trí xung yếu, lấn dần trận địa đối phương rồi xáp chiến, khi tấn công mạnh mẽ, khi thoái lui chiến lược, lúc bất thần đánh thẳng vào đại bản doanh quân địch để bắt sống Vua đối phương, và cũng không ít khi bị bên đối phương "cao tay ấn" đánh cho tơi tả, chạy trốn không còn mảnh giáp, lại phải nhẫn nhục, kiên trì gom góp tàn quân, gan góc cố thủ, suy tính cơ mưu để phục hồi lực lượng, phục kích đối phương nhằm chuyển bại thành thắng. Mỗi nhà cầm quân vừa có tài thao lược vừa phải nắm bắt mọi ý đồ, mưu mẹo của đối thủ, phải "đi guốc trong bụng" địch thủ, phán đoán được chiến thuật chiến lược, điểm mạnh điểm yếu của đối phương. Những tình cảm rất tự nhiên của con người như vui buồn, yêu ghét, tức giận, khoan hòa... đều thể hiện qua cuộc cờ. Trái tim người chơi cờ cũng rung động theo những tình cảm đó, tạo nên niềm say mê không bao giờ dứt.
***
Truyền thuyết kể lại rằng sau khi phát minh ra bàn cờ, nhà phát minh được nhà Vua cho phép tự chọn phần thưởng cho mình. Ông bèn tâu lên: “Muôn tâu bệ hạ, bàn cờ của hạ thần có 64 ô vuông, xin bệ hạ cho đặt ở ô thứ nhất một hạt thóc, ô thứ hai gấp đôi ô thứ nhất tức là hai hạt và cứ như thế số thóc của ô sau gấp đôi ô trước”. Nhà vua thấy rằng những hạt thóc nhỏ bé được đặt vào chỉ có 64 ô cờ chắc chẳng đáng là bao bèn đồng ý ngay và giục quần thần đếm thóc thưởng cho ông. Sau một hồi tính toán, quần thần kinh hãi tâu cho vua biết số thóc ấy là con số :

18 446 744 073 709 551 615 hạt
Một con số lớn khủng khiếp mà nếu quy ra thóc thì toàn bộ số thóc có trong vương quốc cộng với toàn bộ số thóc của các nước lân bang cũng không đủ để thưởng cho nhà phát minh.

Như đã nói trên, quân cờ dần dần được cách điệu hóa và luật chơi cũng hình thành rõ ràng. Nói đúng ra thì luật lệ trò chơi ấy lúc bấy giờ còn đơn giản hơn nhiều so với bây giờ. Các nhà khảo cổ đã khai quật và tìm được những quân cờ nguyên dạng thời đó. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ,văn học cũng đã tìm được những văn bia, bản chép tay, tuy ít ỏi song cũng khá đầy đủ để chứng minh được sự ra đời của trò chơi trí tuệ xuất hiện đầu tiên trên đất nước này.
Ví dụ trong quyển trường ca bằng thơ nhan đề ”Vaxavađata” của nhà thơ Xabar, viết bằng tiếng Phạn vào cuối thế kỷ thứ 6 đầu thế kỷ thứ 7, có một đoạn miêu tả , so sánh một cách dí dỏm :”Ôi, mùa mưa đóng vai trò như một ván cờ, mà quân cờ là những con ếch xanh, những con ếch vàng đang nhảy nhót trong khu vườn muôn màu hoa lá”. 


Cũng một bài thơ Ấn Độ khác vào cuối thế kỷ thứ 7, ca ngợi lòng yêu hòa bình và nhân từ của nhà vua Xrihasi trị vì thời bấy giờ. Lời thơ mô tả :”Đất nước của đấng anh minh không có sự hiềm khích ngoài sự tranh đua của những bầy ong, người ta không dẫm chân lên nhau ngoài những dòng thơ ca, các đội quân không đánh nhau, ngoài những đội quân trên bàn cờ”. 
Các đoàn thuyền trên biển cả, các đoàn lạc đà chở nặng hàng hóa đi về phía Tây. Những người chủ của những chuyến hàng đã học được khá nhiều điều hay và mới lạ ở những quốc gia mình đã đi qua, đem về kể và truyền lại cho đồng bào mình.Trong số những điều mới lạ ấy có cả trò chơi Saturanga kỳ thú.
Tương tự như thế, trò chơi Saturanga theo những con đường thương mại và Phật đạo, vượt qua bao núi cao vực thẳm sang phía Đông để đặt nền tảng cho cờ Tướng ở Trung Hoa và các nươc Đông Nam Á. 
Ở Trung Á, trò chơi ngoại nhập này mau chóng được mọi tầng lớp ưa chuộng. Không những các nhà quyền quí, lái buôn giàu sụ cho mình là ”nhà thông thái”, khoe tài ”đánh trận” mà cả vua chúa, quần thần, tướng lĩnh cho đến những người thợ thủ công chân đất trong giờ nhàn rỗi cũng đọ trí, thử tài với nhau. Do nhiều người chơi cho nên luật đặt ra cũng phải thống nhất. Luật chơi cờ được cải tiến dần, số quân mỗi bên được ấn định đúng với chức năng của nó. Ví dụ quân Xe được thay bằng quân Tháp. Bởi vì khi ấy ở Trung Á người ta không hiểu Xe để làm gì, mà bao giờ ở vành ngoài cùng, để bảo vệ một pháo đài hoặc một kinh đô, cũng là những bức tường thành được biểu hiện bằng những chiếc Tháp. (Trong cờ Vua người ta gọi là quân Xe vì nó nước đi giống như nước đi của quân Xe ở cờ Tướng, nhưng tên đúng của nó là Tháp, hoặc là Thành). Còn voi thì ở Trung Á không có nên họ thay quân Tượng bằng quân khác (ở ta gọi là quân Tượng chỉ vì nó có nước đi chéo giống như Tượng trong cờ Tướng) Cũng nói thêm là khi Saturanga sang đến Trung Hoa thì xuất hiện thêm một quân mới là quân Pháo, lúc đấu là loại "pháo" bắn bằng đá nên chữ Pháo có bộ "Thạch" nằm phía trước, sau này khi pháo dùng thuốc nổ thì người ta đổi bộ "thạch" thành bộ "hoả". Như vậy Saturanga đến những vùng đất mới nó lại có được những cải tiến thích ứng với quan niệm về thể chế và binh nghiệp tại nơi đó.
 Ở Trung Á người ta đã cải tiến một bước, cờ trở nên gọn nhẹ, linh hoạt và có được những luật chơi ban đầu; điều đó cũng giống như người ta tìm ra được công thức tính diện tích hình tròn. Ngày nay, mỗi học sinh phổ thông đều biết tính diện tích hình tròn bằng công thức đơn giản : S =pR2. trong đó R là bán kính hình tròn. Thủa xưa công thức tính diện tích hình tròn dài lê thê, mô tả đến mấy trang, chữ viết dày đặc, đọc vỡ đầu chưa chắc đã hiểu được, bởi vì thời đó người ta chưa có khái niệm về số p (số pi).

Từ lúc nào thì các qui ước về luật chơi cờ Vua được hình thành gần giống với luật cờ hiện đại ? Theo các nhà nghiên cứu về cờ thì đó là vào cuối thế kỷ 15,đầu thế kỷ 16. Ta cũng nên lưu ý rằng cờ cũng thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, cho nên nó cũng nẩy nở và phát triển trên mảnh đất nào thấm đượm tính nhân văn của một nền văn hóa phát triển cao. Một nhà sử học người Anh đã định nghĩa về cờ Vua như sau: “Đó là cuộc trò chuyện thân thiết không lời, là hoạt động khẩn trương và căng thẳng trong im lặng. Đó là thắng lợi huy hoàng và cũng là những tấn bi kịch. Là sự hy vọng và nản lòng. Đó là khúc trường ca và cũng là một khoa học. Đó là Phương Đông cổ xưa và Châu Âu hiện đại. Tất cả liên kết với nhau thành một thể thống nhất trên 64 ô vuông.”

Ngay từ thời bấy giờ người ta đã quan niệm trò chơi này như một công cụ của lòng nhân đạo và sự văn minh, bởi vì nó làm cho các hiệp sĩ xao lãng việc chém giết, đổ máu ngoài chiến trường.
Do đó, cũng dễ giải thích tại sao khi Italia và Tây Ban Nha được chiếu sáng bằng ánh sáng của nền văn hóa Phục hưng: những tượng đá hoa cương hùng vĩ của Mikenlang Gielo, những tranh tường kỳ diệu và lộng lẫy của Leona de Vinci, những bức họa huyền ảo kiệt xuất của Raphaen hay hình tượng muôn thuở của hiệp sĩ Đông Kisốt với những chiếc cối xay gió bước ra từ những trang sách của Xervantes, thì cờ Vua ở những nơi đó cũng đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật. Chính tại châu Âu, những cải cách lớn về cờ đã xuất hiện. Lần đầu tiên trên bàn cờ xuất hiện hình tượng người phụ nữ, đó là quân Hoàng Hậu thay thế cho quân "cố vấn" ở bên cạnh Vua trước đó. Quân Hoàng Hậu được ban cho quyền hành rộng lớn nhờ các nước đi ngang dọc tung hoành trên khắp bàn cờ. Bởi vào thời phục hưng, mỹ thuật và lòng cao thượng ngự trị khắp nơi nên vai trò của các Quý cô, Quý bà rất được tôn vinh. Có những quy tắc cứng nhắc hạn chế sự sáng tạo trên bàn cờ cũng dần được gỡ bỏ mà điển hình nhất là nước nhập thành độc đáo: chỉ bằng một nước đi mà Vua có thể được đưa ngay vào vị trí an toàn còn Xe, một quân mạnh lập tức được đưa ra tham gia vào trận đánh.Các nhà cải cách lớn về cờ Vua ở các nước này thời bấy giờ là Luxen, Damiano, Rui Lopes. Các tên gọi “Ván cờ Italia”, “Ván cờ Tây Ban Nha” xuất hiện. Đó không phải đơn thuần là tên gọi của một ván cờ mà là những công trình nghiên cứu nghiêm túc đầu tiên về lý thuyết cờ, nhất là đối với lý thuyết ra quân, một vấn đề gây tranh cãi khá nhiều trong thời kỳ này. Họ đã đạt được những thành tựu đáng kể.


Tiện đây cũng nói thêm, cờ Vua có lịch sử ngót một nghìn năm trăm năm nên tên gọi các thế cờ cũng mang tính lịch sử. Ví dụ khai cuộc Reti, phòng thủ Aliokhin, phòng thủ Uphimsep, phòng thủ Philido, Hệ thống Trigôrin, trận Tarras, Gambit Xtaunton ... đó là những kiểu khai cục mang tên các nhà chơi cờ lỗi lạc qua các thời đại. Một số vùng có các trường phái cờ nổi bật một thời, các phương án khai cục cũng mang tên địa danh như: phòng thủ Ấn Độ cổ, ván cờ Italia, ván cờ Tây Ban Nha hệ thống Seveninghen (tên một thành phố ở Hà Lan), Gambit Buđapet (thủ đô Hungari), phòng thủ Slavơ (tên một dân tộc), phòng thủ Xixili (một hòn đảo của Italia), ngoài ra còn có ván cờ Hungari, ván cờ Anh, phòng thủ Pháp, ván cờ Nga, phòng thủ Hà Lan, phòng thủ Xcanđinavơ ... mang tên các quốc gia đã có những đóng góp xứng đáng cho sự phát triển môn thể thao này.
Lại có những phương án khai cục khác được gọi bằng chính tên quân cờ: phòng thủ hai Mã, Gambit cánh Hậu, Gambit cánh Vua, khai cuộc Tượng, khai cuộc ba Mã...)


Tuy nhiên,điểm thiếu sót của các nhà lý thuyết lúc bấy giờ là chưa kịp đề cập đến vị trí then chốt của khu trung tâm. Dù trong lý thuyết lúc đó có đề cập đến những nước đi đầu tiên tới khu trung tâm song mục đích chỉ là để mở đường cho Hoàng Hậu và Tượng nhanh chóng công phá vị trí Vua đối phương. Các nhà cải cách này chủ trương sử dụng những đợt tấn công như vũ bão, có thể thí bỏ hẳn một số quân yếu như Tốt chẳng hạn, để tiến công thẳng vào bắt Vua đối phương. Cách đánh dũng mãnh kiểu hiệp sĩ này thời bấy giờ rất được ưa chuộng, thịnh hành và tồn tại đến vài trăm năm. Cho mãi đến thế kỷ thứ 18, khi được phân tích kỹ càng để chỉ ra được những nhược điểm của nó, cách chơi này mới chấm dứt.

KHAI GIẢNG CÁC KHÓA CỜ VUA

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ




CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.
hoc co vua

-  Đào tạo Cờ Vua, thông qua đó rèn luyện Kỹ Năng Tư Duy và Kỹ Năng Sống cho các em.
-  Đào tạo chuyên sâu cho những vận động viên năng khiếu để tham gia các giải đấu Quốc Gia và Quốc Tế.
-  Tham gia giao lưu thi đấu cùng những Kiện Tướng, Đại Kiện Tướng hàng đầu Việt Nam.
-  Luôn tổ chức hoạt động ngoại khóa, giao lưu thi đấu giữa các trung tâm, câu lạc bộ với nhau để cọ xát nâng cao khả năng thi đấu cho các em.

PHƯƠNG CHÂM GIẢNG DẠY.

day co vua

-  Với định hướng "Học Vui-Chơi Trí Tuệ" Trung tâm Cờ Quốc Tế đã nghiên cứu chương trình giảng dạy khác biệt, gần gủi, thân thiện với các em.
-  Chương trình học giúp các em thúc đẩy phát triển khả năng tư duy logic, tư duy sáng tạo và ngày càng hoàng thiện nhân cánh. Giúp các em có được những thành tích học tập trong nhà trường và hoàn thiện tính cách ngoài xã hội.
-  Đội ngũ giáo viên của Trung Tâm là những huấn luyện viên chuyên nghiệp nhiệt tình và cũng là kiện tướng, đại kiện tướng hàng đầu của Việt Nam.

hoc co vua
CẤU TRÚC BUỔI HỌC KHÁC BIỆT

-  Mỗi buổi học tại trung tâm sẽ kéo dài 90',mỗi tuần sẽ học 2 buổi.
-  Luôn được giáo viên bám sát chương trình học và thông báo kết quả học tập về cho phụ huynh.
-  Học viên đến đăng ký sẽ được kiểm tra xếp lớp phù hợp với cấp lớp của mình.

1. Học cách tư duy, kỹ năng sống : 15 phút 

2. Học lý thuyết cờ vua: 30 phút
3. Nghỉ ngơi : 5 phút
4. Thực hành đấu tập : 40 phút


HỌC CỜ VUA Ở ĐÂU TẠI TPHCM ?

QUYỀN LỢI CỦA HỌC VIÊN KHI THAM GIA LỚP HỌC TẠI TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ

dạy cờ vua - học cờ vua
- Đội ngũ giảng dạy đảm bảo chuyên môn, nhiệt huyết, đặc biệt yêu mến trẻ em

- Chương trình đào tạo được xây dựng riêng biệt để phát triển toàn diện cho trẻ

- Lớp học cờ vua với số lượng giới hạn, tối đa 12 bé/1lớp

- Luôn có nhiều khóa học đa dạng giúp đáp ứng nhu cầu của tất cả học viên. Vì vậy, dù bé ở lứa tuổi nào từ 04 -15 tuổi, và trình độ muốn đạt được là gì, chúng tôi luôn có khóa học thích hợp cho con bạn.

- Khai giảng khóa mới liên tục, thời gian biểu linh hoạt, phù hợp với lịch học của Trẻ

- Học viên đăng ký nhập học đều được test trình độ đầu vào để xếp lớp phù hợp theo từng cấp độ.

- Học viên được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học sau khi kiểm tra kết thúc khóa

- Hàng năm Trung Tâm có tổ chức các giải đấu nội bộ và mở rộng để tạo điều kiện cho tấc cả học sinh được giao lưu trao dồi kiến thức (một năm 3-4 Giải). Thi đấu cọ xác để tập trung cho các giải đấu cấp Trường, Cấp Quận, Quốc Gia và Quốc Tế.

- Trung Tâm thường xuyên tổ chức tuyển chọn các vận động viên có thành tích tốt để vào đội năng khiếu của Trung Tâm. Được đào tạo chuyên biệt để huấn luyện nâng cao thêm ngoài giờ học và hoàn toàn miễn phí. ( 2 tháng thi tuyển chọn 1 lần).

- Được tư vấn và hỗ trợ tham gia thi đấu các giải cờ Vua cấp Quận, Thành Phố và quốc gia.

- Đặc biệt khi học viên được vào đội tuyển năng khiếu của Thành Phố sẽ được đào tạo và sinh hoạt miễn phí tại Trung Tâm.


Chúng tôi làm tất cả mọi điều có thể để cho bé nhà bạn có điều kiện vui chơi và học tập tốt nhất!

HỆ  THỐNG TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ
----------------------------------------------------------------------------------------------------
*** TP. Hồ Chí Minh ***

Trụ sở: 61 Đường D5, Phường 25, Quận  Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Quận Gò Vấp: 111 Đường Nguyễn Thái Sơn, P.4, Q.Gò Vấp, TP HCM


Quận Phú Nhuận: 525/114 Đường Huỳnh Văn Bánh, P.14, Q. PN, TP HCM


Quận 2: 55 Đường Nguyễn Duy Trinh, P. Bình Trưng Tây, Quận 2, HCM

Quận 3: 37 Đường số 4, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, TP HCM

Quận 3: 188 Đường Điện Biên Phủ, Phường 6, Quận 3, TP HCM

Quận 8: 56 Đường 817A Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8, TP HCM

*** Bình Dương ***
- Thuận An : A1B101 CC Becamex, KDC Viêt Sing, Phường An Phú - TX.Thuận An - Bình Dương
 - Tân Uyên : Số 123 Khu phố Khánh Hòa, Phường Tân Phước Khánh, Tân Uyên, Bình Dương
-----------------------------------------------------
Email : coquocte@gmail.com

Điện thoại : 08.6274.55.88    -   Hotline : 090.264.1618

3 nhận xét:

Giới thiệu về cờ vua
Cờ vua không phải là một trò chơi may rủi; nó dựa thuần túy vào chiến thuật và chiến lược. Tuy thế, trò chơi này rất phức tạp đến mức thậm chí cả những người chơi hay nhất cũng không thể tính hết tất cả mọi phương án: mặc dù chỉ có 64 ô và 32 quân cờ trên bàn cờ nhưng số lượng nước đi có thể được thì còn vượt cả số lượng các nguyên tử có trong vũ trụ.

Cờ vua là một trong những trò chơi trí tuệ phổ biến nhất thế giới; nó được nói đến không chỉ như là một trò chơi mà còn là nghệ thuật, khoa học và thể thao. Cờ vua đôi khi được nhìn nhận như là trò chơi chiến tranh trừu tượng; cũng như là "các cuộc đấu trí tuệ", và việc chơi cờ vua được coi như là một cách để rèn luyện tư duy và bản lĩnh. Cờ vua được chơi để tiêu khiển cũng như để thi đấu trong các câu lạc bộ cờ vua, các giải đấu, chơi trực tuyến và chơi theo cách gửi thư. Rất nhiều biến thể và các trò chơi tương tự như cờ vua được chơi trên toàn thế giới. Trong số đó phổ biến nhất theo trật tự giảm dần về số người chơi là cờ tướng (ở Trung Quốc, Việt Nam v.v), Shogi (ở Nhật Bản) và Janggi (ở Triều Tiên).

Nhiều quốc gia cho rằng họ là nơi phát minh ra cờ vua trong dạng phôi thai nào đó. Phổ biến nhất thì người ta tin rằng cờ vua có nguồn gốc từ Ấn Độ, tại đó nó được gọi là chaturanga và có lẽ ra đời vào khoảng thế kỷ 6.
Một thuyết khác cho rằng cờ vua sinh ra từ trò chơi tương tự của cờ Trung Quốc, hoặc ít nhất là từ tổ tiên của cờ tướng, là môn đã tồn tại ở Trung Quốc kể từ thế kỷ 2 TCN. Joseph Needham và David Li là hai trong số nhiều học giả theo thuyết này.
Cờ vua sau đó được phổ biến về phía tây tới châu Âu và về phía đông tới Nhật Bản, sinh ra các biến thể trên đường đi của nó. Từ Ấn Độ nó đã tới Ba Tư, ở đây các thuật ngữ của nó được phiên âm sang tiếng Ba Tư và tên gọi của nó đổi thành chatrang.
Từ Ba Tư nó đi vào thế giới Hồi giáo, tại đây tên gọi của các quân cờ chủ yếu vẫn giữ các dạng Ba Tư trong thời kỳ Hồi giáo ban đầu của nó. Tên gọi của nó trở thành shatranj, được phiên theo tiếng Tây Ban Nha là ajedrez và trong tiếng Hy Lạp là zatrikion, nhưng trong phần lớn các nước châu Âu khác nó được thay thế bằng phiên bản Ba Tư của từ shāh = "vua".
Có một thuyết cho rằng việc thay đổi tên diễn ra bởi vì trước khi cờ vua tới châu Âu thì các nhà buôn đã tới châu Âu và mang theo các quân vua được trang trí như là các đồ vật hiếm và cùng với chúng là tên gọi shāh, tên gọi này đã bị người châu Âu phát âm sai theo nhiều cách khác nhau.

Chiếu bí: Trong tiếng Anh là checkmate là từ dịch ra của cụm từ shāh māt, trong tiếng Ba Tư có nghĩa là "vua hết đường". Trong tiếng Ả Rập nó có nghĩa là "shāh bị chết", nhưng shāh không phải là một từ Ả Rập thông dụng để chỉ "vua" (ngoại trừ đôi khi trong cờ vua).
Xe: Trong tiếng Anh là rook. Nó có được thông qua tiếng Ả Rập từ chữ rukh trong tiếng Ba Tư, có nghĩa là "xe ngựa kéo", nhưng cũng có nghĩa là "má" (một phần của mặt) và còn có nghĩa là một con chim huyền thoại với sức mạnh gọi là roc.
Tượng: Trong tiếng Anh là bishop. Tiếng Ả Rập al-fīl (từ tiếng Ba Tư pīl) có nghĩa là "voi", nhưng ở châu Âu và phần phía tây của thế giới Hồi giáo khi đó người ta biết rất ít hoặc không biết gì về voi và tên gọi của quân cờ đến với Tây Âu theo dạng Latinh alfinus và tương tự, một từ không có nghĩa gì (trong tiếng Tây Ban Nha, nó tiến hóa thành tên gọi alfil). Tên gọi bishop của người Anh là một sự đổi tên được sáng tạo ra theo hình dáng quy ước của nó. Tuy thế, tại Nga thì tên gọi của quân cờ này là slon = "voi".
Hậu: Trong tiếng Anh là queen. Tiếng Ba Tư farzīn = vizia - quan chức cao cấp trong thế giới Hồi giáo cổ, tương tự như tể tướng đã trở thành tiếng Ả Rập firzān, nó đến châu Âu trong các dạng như alfferza, fers v.v. nhưng sau đó được thay thế thành "hậu".

Trò chơi này đã phổ biến trong thế giới Hồi giáo sau khi những người theo đạo Hồi xâm lược Ba Tư. Cờ vua đến Nga theo đường Mông Cổ mà tại đó người ta chơi cờ vua từ đầu thế kỷ 7. Nó đã được người Moor đưa vào Tây Ban Nha trong thế kỷ 10, và đã được miêu tả trong bản viết tay nổi tiếng thế kỷ 13 về cờ vua, cờ thỏ cáo và trò chơi xúc xắc có tên gọi Libro de los juegos. Cờ vua cũng đi theo đường bộ xuyên qua Siberi tới Alaska.

Sinh con ra bố mẹ nào cũng mong muốn con được lớn khôn, khỏe mạnh. Cha mẹ là người luôn dõi theo từng bước đi của con, luôn mong muốn con có một tương lai tươi sáng, có nền tảng học vấn vững chắc, hướng tới tương lai.
Một mùa hè nữa lại về, với muôn ngàn môn học năng khiếu cho con ở thời điểm hiện tại, việc lựa chọn môn học tốt nhất cho con trong kỳ nghỉ hè không phải là điều dễ dàng. Tùy thuộc vào sở thích của trẻ, những kỹ năng mà trẻ còn thiếu hay bố mẹ muốn bổ sung thêm kiến thức gì cho con mà lựa chọn môn học phù hợp.

Trẻ từ 5 đến 15 tuổi đây là thời điểm tốt nhất để bố mẹ cho con học thêm những môn năng khiếu nghệ thuật, những môn phát triển tư duy thể chất cho trẻ.
Cờ vua hiện tại là môn học đang được rất nhiều bố mẹ cho con tham gia, ngoài tác dụng giải trí tuyệt vời cờ vua còn mang lại rất nhiều lợi ích cho con trẻ.
Hè này trung tâm Cờ Quốc Tế đang khai giảng các lớp cờ vua tại quận 9 và quận Thủ Đức tp HCM, nếu con yêu thích cờ vua bố mẹ hãy đăng ký cho con học thử nhé!

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618