Chào mừng các bạn đến với Hội Cờ Vua - Sân chơi trí tuệ dành cho mọi người - Cờ Vua giúp khai mở trí tuệ, kích hoạt não giúp trẻ thông minh hơn, ngoan hơn, học giỏi hơn. Liên hệ đăng ký học thử tại Trung Tâm Đào Tạo Cờ Vua Quốc Tế Hotline: 090.264.1618

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

6 BÍ QUYẾT GIÚP CON TƯ DUY TỰ LẬP

 1. Hình thành nếp sống có giờ giấc, theo kỷ luật

Từ khi còn nhỏ, trẻ con sẽ dựa vào ham muốn của mình để đưa ra hành động ví dụ như: ăn giờ nào thì ăn, xem tivi bất kể thời gian nào mình muốn… đây chính là biểu hiện điển hình của việc thiếu khả năng tự kiểm soát bản thân. Trong khoản thời gian này, phụ huynh phải hết sức kiên nhẫn với trẻ và từ từ thay thế những tật xấu của bé thành những điều tốt đối với bé. Trên thực tế, sinh hoạt có giờ giấc, khi lớn lên trẻ có thể tự kiểm soát cuộc đời mình, tự lên kế hoạch cho mọi việc và có tính kiên nhẫn cao hơn hẳn những đứa trẻ sống không có quy luật từ nhỏ.

 


2. Không trì hoãn - "Biết càng sớm giỏi càng nhanh"

Việc hôm nay chớ để ngày mai, ai cũng biết điều này là tốt nhưng đôi khi lại tự nuông chiều bản thân dẫn tới ỷ y không chịu làm đặc biệt là trẻ nhỏ vì vậy hãy làm gương cho trẻ. Bắt đầu từ những việc đơn giản như khi trẻ làm bài tập, ba mẹ đưa ra yêu cầu trao đổi với trẻ hãy làm xong bài tập mới được đi chơi, không nên xem xong phim rồi sẽ làm, vì như vậy là tạo thói quen “nước đến chân mới nhảy”, thói quen này về lâu dài sẽ khiến trẻ có tính cách “trì hoãn” trong tương lai.

3. Cho con cùng tham gia vào các công việc nhà Trẻ em khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành đều nhìn thế giới thông qua lăng kính của cha mẹ bằng việc quan sát cha mẹ và học theo. Để trẻ có thể hình thành tính trách nhiệm trong cuộc sống sau này các bậc phụ huynh nên phân ᴄôпg cho trẻ làm các việc nhà vừa sức trẻ. Đừng nghĩ rằng trẻ còn quá nhỏ để không thể phụ giúp ᴄôпg việc nhà.

4. Có sai buộc phải sửa, không tái phạм lần 2

Khi trẻ phạм lỗi, nhiều bố mẹ thường nóng nảy hay la mắng hay đáɴh đòn trẻ, điều này là không nên vì dễ phản tác dụng dẫn đến bé chọn đóng cảnh cửa tiếp thu học hỏi rồi luôn cho rằng mình là đúng. Khi trẻ phạм lỗi, bố mẹ hãy cố giữ bình tĩnh cùng lúc hướng dẫn lại cho con và nói rằng con không được lặp lại lỗi này lần thứ 2. Răn đe trẻ để trẻ ghi nhớ và hiểu rằng nếu tái phạм nữa sẽ không được tha thứ. Bố mẹ nên để ý chỉnh hành vi của trẻ, tập con thói quen sửa sai, thay đổi những thói quen không tốt ngay khi con bắt đầu có biểu hiện.

5. Dạy trẻ dám thử sức

Để trẻ sau này có thể mạnh mẽ và thành ᴄông hơn thì phải khuyến khích trẻ phải can đảm và dám thử. Trong tình huống không thể xác định được chắc chắn, mạo hiểm sẽ giúp trẻ học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm đáng có. Cổ vũ trẻ thử sức sẽ giúp bồi dưỡng sự tự tin, suy nghĩ độc lập và tinh thần trách nhiệm. Có thể bắt đầu bằng việc cho trẻ tham gia một lớp học thể thao, hội họa, âm nhạc hay một câu lạc bộ mới.

 


6. Việc mình tự mình làm lấy

Hầu hết những người khi trưởng thành không biết làm việc gì kể cả như việc nhà như lau nhà, nấu cơm, giặt đồ, … là do thói quen từ nhỏ đã có bố mẹ làm giúp, không tự chủ động làm việc của mình. Do vậy khi lớn lên ngay cả việc tự chăm sóc bản thân mình cũng không làm được. Để tránh trẻ lớn lên không bị như vậy, bố mẹ nên dạy con tự làm các ᴄôпg việc tự chăm sóc bản thân mình và giúp con hiểu được vì sao nên làm những việc này như thế khi bố mẹ không có bên cạnh con cũng có thể tự lo được và bố mẹ cũng không phải lo lắng cho con.

Những bí quyết kể trên đều cùng một lý do đơn gian vì niềm vui của con là điều hạnh phúc của bố mẹ.

Nguồn: sưu tầm


Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Cờ vua vị thần gác cổng kí ức

 

Đến với cờ vua được hay không là do cái duyên, còn có tiếp tục được hay không còn phụ thuộc vào cái nợ. Cơ bản là cờ vua không kén chọn người chơi và có thể chắc chắn một điều rằng ai ai cũng có thể chơi cờ nhưng mà phải xem chúng ta có thể có bao nhiêu khi ức về cờ vua để kể cho mọi người chung quanh nghe.



Từ 1 - 3 tuổi hạn chế cho bé tiếp xúc cờ khi không có ai cạnh bé vì trong mắt trẻ đây không khác gì đồ chơi và bé thường cầm bỏ vào miệng ăn chơi chứ không chơi bình thường như chúng ta thường nghĩ. Còn những lúc hong vui các bé thường lấy các quân cờ để giải trí xem như làm mình làm mẩy với người lớn và người lớn chúng ta giải thích cho cách chơi cờ của các bé là trò phóng phi tiêu mà chúng ta thường bảo với nhau.

Từ 4 - 5 tuổi phụ huynh có thể dạy bé chơi cờ vì độ tuổi này trí nào của bé được xem là thiên tài có thể tiếp nhận được rất nhiều thông tin và phát triển rất nhanh còn muốn biết nhanh cỡ nào thì các phụ huynh có thể đưa con trẻ tới các trung tâm học cờ để kiểm chứng. Đảm bảo với quý phụ huynh bé không những học chơi cờ vua đánh cách nhanh chóng mà còn chơi cờ vua ném phi tiêu cũng giỏi không kém.

Từ 6 - 10 tuổi gọi là tuổi ăn tuổi chơi nhưng không quên lớn. Ở tuổi này có đặc điểm nhận dạng như sau: trí thông minh hơn người nên toàn sử dụng để đi phá người. Nạn nhân thường là các bạn trong lớp. Thầy cô cực kỳ yêu thương các bạn này hơn nên sẽ cho nhiều bài tập về nhà để giúp các bé sử dụng trí thông minh một cách đúng chỗ.


Từ 11 - 15 tuổi, bất chấp muốn dứt áo bỏ nhà ra đi để trở thành người lớn chính xác hơn là người thành công rồi quay về cho ba má nể mình sau khi ăn vài trận đòn ròi từ ba mẹ. Nói chung tuổi này tính khí bốc đồng bỏ nhà đi thường là bỏ từ nhà trên xuống nhà dưới từ trên giường xuống dưới giường còn trở thành người thành công thì là người làm cho ba mẹ phải xuống nước làm hóa. Sau khi thành công chiến tích của các bé sẽ làm bé tự hào đi khoe với các bạn trong lớp. Nhưng được cái tuổi này trẻ em lại nghe lời thầy cô một cách lạ thường vì sau mấy năm học cờ bé cũng hiểu thầy không bao giờ thiếu bài tập cho bé làm.

Từ 16 - 18 tuổi, độ tuổi thích thể hiện hay còn gọi là độ tuổi kinh nghiệm vì càng nghiệm càng thấy kinh. Bắt đầu độ tuổi này các bé thường sẽ xác định có chọn con đường cờ vua hay không hoặc có thể tạm dừng để rẻ tìm hướng đi mới rồi sau này xem xét lại.

 Có thể thấy cờ vua như là một chạm dừng chân giúp bé suy nghĩ và đưa ra quyết định của bé qua từng giai đoạn trưởng thành và khi bé lớn lên bé cũng kịp nhận ra Wow mình cũng có tuổi thơ dữ dội như bao người khác. Không cần đi đến cuối con đường  mới thấy được hạnh phúc mà hạnh phúc là chặn hành trình mà ta qua sẽ qua và sắp đi qua.
Cờ vua đang trở thành vùng đất màu mỡ nơi gieo trồng những hạt giống tâm hồn và cũng là nơi nuôi dạy con trẻ thành tài. Mỗi người đến với cờ vua vì những mục đích khác nhau nhưng quan trọng là chúng ta tìm thấy được nhau để cùng được chơi cờ vua.

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

Những cuộc chiến thầm lặng trong cờ vua

"Tôi gọi mình là một Chiến binh Hòa bình, bởi vì những trận chiến đều nằm ở bên trong." — Socrates 



Cờ vua tuy là trò chơi của 2 người nhưng đối thủ thật sự lại chính là bản thân chúng ta. Từ lúc phân tích đối thủ chuẩn bị khai cuộc đến lúc ngồi vào bàn thi đấu thậm chí là khi ván đấu kết thúc thì việc đấu tranh nội tâm bên trong vẫn âm thầm diễn ra không một ai biết.

Cuộc chiến nội tâm này lúc thì diễn ra một cách quyết liệt mạnh mẽ khiến kỳ thủ không thể kiểm soát được, lúc thì êm dịu xuất hiện rồi vụt mất như những ngôi sao băng trên trời. Phải chăng những lúc khốc liệt trong nội tâm là vì các kỳ thủ đang trong giai đoạn tìm kiếm chính mình và thức tỉnh sức mạnh của bản thân. Hơn tất cả đó là những câu hỏi xuất hiện liên tục kiến các kỳ thủ đứng lên chiến đấu để tìm ra câu trả lời đủ mạnh mẽ để giúp họ trở thành một chiến binh. 

Những ai không có cuộc chiến nội tâm, có thể trong giai đoạn này họ đã tìm được chốn bình yên của nội tâm nhằm thúc đẩy sự phát triển của bản thân một cách nhanh chóng và đang chuẩn bị cho những trận chiến nội tâm lớn hơn đầy áp lực và căng thẳng hơn. Giai đoạn này là giai đoạn hoàng kim của một chiến binh. Vì chính những lúc như này sức mạnh tìm ẩn và khí thế ngút trời của một chiến binh đạt đỉnh cao. 

Các bậc phụ huynh hãy luôn quan tâm con trẻ để thấu hiểu và lý giải cho trẻ điều gì là cần thiết trước những lần đấu tranh nội tâm. Bởi vì con trẻ cũng chưa đủ hiểu cũng như đủ khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nên đừng bắt trẻ làm theo ý mình mà những người làm phụ huynh cùng những người thầy cùng nhau giúp trẻ hiểu hơn về bản thân mình. Từ từ bé cũng có thể tự ra quyết định cho cuộc đời mình. Là con người ai cũng là một chiến binh. 

Khi chiến binh ra chiến trường càng ít câu hỏi trong đầu thì càng nhiều sức mạnh để chiến đấu. Hãy là một chiến binh mạnh mẽ.

Cách lấp đầy khoảng trống tâm hồn cho một đứa trẻ

 Ngày nay các ứng dụng trên mạng xã hội hay các trò chơi trực tuyến đang lấy đi thời gian của chúng ta đối với đời sống đặc biệt là con trẻ. Các bậc phụ huynh ngày này thường khá bận bịu với công việc hoặc có những bậc phụ huynh thường chiều con dỗ con đều chọn cách cho những đứa trẻ được tiếp xúc với công nghệ từ khi còn rất nhỏ. Cách này khá hiệu quả khi con trẻ chịu nghe lời hơn và ngoan hơn khi ở nhà nhưng vô tình con trẻ lại mất đi khoảng thời gian quý báu để phát triển tư duy và tâm hồn khi còn nhỏ.



Thương con đôi khi không phải chiều con mà là giúp con hòa nhập được với cuộc sống xã hội nhanh nhất có thể. Dạy con biết cách tự lập đối với cuộc sống. Chúng ta có thể giúp con tham gia những môi trường phát triển lành mạnh để con trẻ có khoảng thời gian vui chơi hạnh phúc mà bố mẹ vừa có thời gian làm việc của riêng mình. 


Những đứa trẻ thông minh, hoạt bát cờ vua sẽ là môn thể thao phù hợp với con trẻ giúp con học được những đức tính cần thiết trong quá trình phát triển đồng thời rèn luyện tư duy sắc bén cùng với nghệ thuật trên bàn cờ. Hay những đứa trẻ có tâm hồn nghệ sĩ, có đầu óc sáng tạo hơn người thì âm nhạcmỹ thuật sẽ là nơi cho bé thỏa sức khám phá bản thân tự do làm những điều mình thích dưới sự chỉ các của các thầy cô để thích những điều mình làm. Những bậc phụ huynh nào muốn con vui chơi hoạt động hết mình có thể cho con đến với bộ môn bóng đá hay võ thuật để phát triển tốt nhất.


Có thế thấy thay vì chúng ta cho con trẻ tiếp xúc với công nghệ mà không quản lý được trẻ em học được những gì trên mạng xã hội thì có rất nhiều cách kể trên sẽ giúp trẻ sử dụng thời gian của mình một  cách hợp lý để rèn giũa bản thân phát triển toàn diện hơn so với các bạn cùng chang lứa. 


Ai cũng muốn tự tay giúp con mình giỏi giang nhưng đâu phải ai cũng có đủ thời gian.


Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

Ý nghĩa thật sự về ba giai đoạn của ván cờ

Cờ vua được phân định rõ ràng thành 3 giai đoạn gồm khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc.


khai cuộc là phần chuẩn bị cho một trận chiến sắp diễn ra. Việc nghiên cứu khai cuộc là một việc tối thiểu quan trọng mà bất kể người chơi cờ từ khá trở lên cho đến những người chơi hàng đầu thế giới nào cũng phải làm. Khai cuộc đối với những đại kiện tướng không chỉ đơn giản chỉ là phát triển quân một cách đơn thuần mà còn là cả một sự chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài.

Việc chọn lựa khai cuộc sẽ giúp chúng ta dễ dàng phát huy được những điểm mạnh đồng thời hạn chế phần nào những thiếu sót trong phong cách chơi cờ của mỗi người. Bên cạnh đó khai cuộc sẽ giúp ta né tránh va chạm những điểm mạnh của đối thủ. Đánh trận phải biết địch biết ta mới trăm trận trăm thắng.

Như đã nói ở trên Mỗi loại khai cuộc sẽ mang đến những biến đổi khác nhau để dẫn đến trung cuộc. Nơi đây sẽ là nơi những kế hoạch có chiều sâu về chiến lược cũng như chiều rộng về chiến thuật được bùng nổ để tỏa sức sáng tạo của người chơi cờ.

Giai đoạn kết thúc khai cuộc bước vào giai đoạn trung cuộc kỳ thủ phải cố gắng suy nghĩ ra những kế hoạch chiến đấu không ngừng nghỉ để công phá các điểm yếu trong sơ hở thế trận. Từ phân bố quân một cách hợp lý cho đến từng bước chiếm lấy ưu thế thậm chí là lật ngược thế trận bằng một nước đi sơ hở của đối phương. nhau để tranh giành quyền kiểm soát thế cờ từ đó chuyển hóa thành một bàn thắng. Mọi người luôn coi trung cuộc là cuộc chiến tàn khốc vì bên nào giành quyền kiểm soát thế cờ thì người đó càng đến gần với chiến thắng.

Tàn cuộc không chỉ là nơi kết thúc trận chiến. So với trung cuộc và khai cuộc vua luôn là quân phải ẩn mình dưới sự bảo vệ từ các quân khác thì tàn cuộc là nơi uy quyền của vua được thể hiện rõ ràng nhất khi vua bắt đầu tham chiến. Lúc này bản lĩnh từ người chơi cờ bắt đầu được chứng tỏ khi 2 bên trắng đen đã thấm mệt sau trận chiến dài hơi ở trung cuộc. Cờ vua cũng đòi hỏi sức bền và sức chịu đựng không khác gì các môn thể thao khác chính điều này đã biến cờ vua trở thành môn thể thao trí tuệ được nhiều người yêu thích. Dù cho trên bàn cờ chỉ còn 1 vua một tốt cũng có thể dành được chiến thắng trước đối thủ.

Nên chọn tấn công hay phòng thủ?

 Cờ vua từ sách báo cho đến các ván cờ thực tiễn đều mang thiên hướng tấn công là nhiều. Rất ít kỳ thủ chọn chơi theo phong cách phòng thủ đa phần vì thói quen yêu thích các đòn phối hợp (là sự tấn công khéo léo kết hợp giữ các quân để dành được ưu thế).

                       Những lần vượt qua thử thách sẽ giúp ta trưởng thành

Tấn công trong cờ vua đòi hỏi sự tinh tế đôi khi là quyết liệt để che dấu được sát khí trước khi tung ra đòn quyết định. Lúc này, nếu không tỉnh táo nhìn nhận vấn đề thật chính xác thì bên phòng thủ sẽ bị bên tấn công dẫn dụ từ ván đấu cho tới cảm xúc hoang mang, áp lực làm cạn kiệt ý chí chiến đấu. Chính vì điều đó các kỳ thủ cờ vua thường chọn chơi cờ mang thiên hướng tấn công phải luyện tập đi luyện tập lại các cách kết hợp giữa các quân cờ qua các đòn tấn công thậm chỉ phải rèn luyện qua các bài tập có chuỗi nước đi có độ khó lên đến hàng chục nước để có thể hoàn thiện phong cách tấn công như vũ bão. 

Có những thế cờ bạn đang kém đối thủ về lực lượng quân cờ trên bàn cờ hoặc chấp nhận hi sinh quân cờ để dành lấy thế trận tấn công, chính những lúc không còn gì để mất này, bản năng sát thủ của những người phong mang cách tân công được bộc lộ rõ ràng nhất đòi hỏi người chơi phải có năng lực nhìn thấy trong muôn vàn nước đi phải tìm được con đường dẫn tới chiến thắng.

Còn phòng thủ thì sao?
Phòng thủ là một nghệ thuật không riêng gì tấn công. Phòng thủ đòi hỏi người chơi phải giữ được sự bình tĩnh như mang cho mình một tinh thần thép không gì có thể tác động từ ý chí cho tới tinh thần. Người chơi mang thiên hướng phòng thủ sẽ có những lúc phải suy xét cẩn thận trước khi chập nhận lời mời thức của đối thủ khi đối thủ đột nhiên thí quân cho mình. Những người theo phong cách phòng thủ sau khi chịu đựng được những khó khăn kể trên họ thích cảm giác ung dung vượt qua các cạn bẫy của đối thủ làm đối tuyệt vọng cảm giác như đứng trước bước tường thành vẫn chắc không một chút sơ hở muốn tiến cũng không được muốn lùi cũng không xong. Đôi khi có những người chơi ví dụ như Magnus Carlsen thường thích để lộ sơ đối với những đối thủ nhật định để dẫn dụ họ tấn công.

Có một câu chuyện vui kể rằng một thương gia nọ bán một cây thương sắt bén có thể đâm xuyên qua bất kì thứ gì đồng thời người thương gia này cũng bán một cái khiên rất cứng và chắc không gì có thể đâm xuyên qua nó.
Vậy nếu lấy cây thương đâm vào cái khiên thì sẽ ra sao? 

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

Cờ vua người bạn đồng hành hay là một người thầy?

Cờ vua là một môn thể thao đòi hỏi sự tính toán và nhận thức cao. Trò chơi này rèn luyện trí não và tính kiên nhẫn được nhiều chuyên gia khuyên cha mẹ nên hướng dẫn cho con trẻ vì rất bổ ích.



Thử nghĩ mà xem, mỗi nước di chuyển của bé trên bàn cờ thể hiện được suy nghĩ và lối tư duy của bé. Một điều không dễ dàng đó là từ lúc bắt đầu ván cờ đến lúc kết thúc ván cờ bé phải dốc hết tâm sức để cân bằng được trí não và cảm xúc để dành được chiến thắng cuối cùng. Nên niêm vui sướng khi được chiến thắng trước những ván cơ căng thẳng không gì có thể diễn tả được cảm xúc lúc này.


Điều thú vị sau mỗi ván cờ đó là bé phải học được cách thua trước khi học được cách dành chiến thắng. Học cách thua là học cách chấp nhận kết quả chấp nhận sự thất bại của bản thân trước đối thủ, từ đó suy xét lại bản thân đúc kết thành kinh nghiệm. Dần dần bé trở thành một người biết lắng nghe, biết tiếp thu có chọn lọc trở thành người có trí cầu tiến, biết đứng lên sau mỗi lần thất bại. Ngoài ra, bé sẽ hiểu được rằng thất bại không đáng sợ.


Học cách thắng!

Mỗi người chúng ta ai cũng có mục tiêu phấn đấu và bé cũng vậy. Chính vì thế mà mỗi khi đạt được mục tiêu của mình như chiến thắng từ đối thủ đáng gờm hay những tấm huy chương mà bé giành được từ các cuộc thi đều có những niềm vui nhất định. Cái chính là sau những chiến thắng đó bé định vị được mình đang ở đâu trong giữa biển cờ. Bài học vỡ lòng cho bé khi biết đến cờ vua là đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng. Cờ vua dạy cho bé hiểu ra được vấn đề rằng mục tiêu không chỉ là một đường thẳng mà là một vòng tròn tuần hoàn. Niềm vui không đến từ việc ta đạt được mục đích mà nó đến từ những cuộc hành trình để dẫn ta đến mục đích của mình.


Ngoài những lợi ích thường nghe về cờ vua thì ít người biết rằng cờ vua sẽ là một người bạn đồng hành theo bé trọn vẹn cả tuổi thơ thậm chí là cả cuộc đời. Cờ vua xuất hiện ở khắp mọi nơi trong tâm trí bé. từ những giờ ra chơi sau những tiết học căng thẳng đến lúc về nhà cờ vua vẫn luôn là người bạn tâm sự của bé. Bất kể nơi đâu với ai làm gì thì cờ vua luôn (là lăng kính tri thức giúp bé nhìn nhận các vấn đề trong cuộc sống) là cầu nối giữa bé đến với mọi người.


Điều mà tôi học được khi chơi cờ vua đơn giản chỉ là không quan trọng bạn làm gì, quan trọng bạn làm điều đó cùng ai.











Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2021

Cờ vua không chỉ có thắng thua mà là cả một sự thấu hiểu

 Bài viết dành cho các bậc phụ huynh chuẩn bị cho con đi học cờ vua, đã và đang có con đi học cờ vua.

Trẻ em như một tờ giấy trắng, khi muốn mục tiêu của bé đồng nhất với mục tiêu của mình, bạn phải liên tục thay đổi hình ảnh trong suy nghĩ bé rằng “con là ai”. Rõ ràng không thể nào bắt một đứa bé ngừng thích kẹo chỉ vì bạn đưa cho trẻ một viên kim cương được. Bạn phải giúp bé đạt được mục tiêu của bé sau đó khéo léo đưa ra yêu cầu nhờ bé giúp đỡ lại.


Trong cờ vua môi trường tham gia thi đấu có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của bé và một trong những áp lực đó có thể khiến cờ vua đối với bé trở thành góc khuất trong tâm hồn đó chính là ám ảnh về thắng thua. 


                              

Ảnh: Internet


Các bậc phụ huynh thường động viên con theo từng cách riêng nhưng chủ yếu sẽ là: “cố lên nhe con, bình tĩnh tự tin dành chiến thắng nhe.” Quả thật lời động viên dành cho con trẻ không có gì sai nhưng nếu dừng ở đấy thì hầu hết các bé chỉ tập trung vào 2 chữ chiến thắng mà không thể nào suy xét được như thế nào là bình tĩnh, phải tự tin ra làm sao. Dần dần con trẻ sẽ chỉ hạnh phúc trước những chiến thắng. Chỉ khi chiến thắng mọi nỗ lực mọi công sức học cờ vua của bé mới được công nhận. Còn Tất cả cảm xúc khác chỉ còn là áp lực thậm chí sẽ càng tiêu cực hơn nếu trẻ nhận về toàn là kết quả thua.


Trong mắt của con trẻ bạn là chỗ dựa tinh thần, là niềm động lực to lớn khi bạn xuất hiện trước mặt con trẻ vào đúng thời điểm của những thời khắc quan trọng. Đừng biến điều đó thành hiển nhiên khi bạn lúc nào ở bên cạnh và trông chừng các bé. Vì điều này sẽ mất tác dụng và làm cho bé mất đi khả năng tự lập của bản thân và coi điều đó là điều phụ thuộc hiển nhiên.


Một điều đặc biệt sau khi kết thúc mỗi ván đấu đó là sự bình tình qua những lời hỏi thăm của các bậc phụ huynh. Đừng dừng lại ở việc hỏi thăm về kết quả của ván đấu mà hãy ngồi lại động viên và giúp bé hiểu những trải nghiệm phong phú mà bé vừa trải qua sau mỗi ván đấu kết thúc.


Trẻ em ai cũng có tâm sự riêng của mình thật khó để hiểu được những tâm sự đó và càng khó khăn hơn khi bé diễn tả nó ra bằng lời nói của mình. Những lúc này hay tâm sự với bé nhiều hơn một chút nếu không điện thoại sẽ là người bạn đồng hành cùng bé trong khoản thời gian này. Giúp bé hiểu rằng mọi khó khăn đều có cách giải quyết. Khi hiểu được điều này bé mới hiểu được mình nên làm gì khi tham gia thi đấu hơn là những mục tiêu ngắn hạn là dành chiến thắng trước đối thủ của mình.


Đây là những điều mà các bậc cha thường làm để giúp con mình trở thành thiên tài trong mắt mọi người.

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

Sự liên kết giữa cờ vua và đời sống

Cờ vua - một trong những môn thể thao trí tuệ có số lượng người tham gia đông nhất thế giới hiện nay.” Không phải tự nhiên mà môn thể thao này lại được mọi người ưa chuộng đến như vậy. Đặc biệt là các bậc phụ huynh lúc nào cũng có tâm lý gửi con em đến các cơ sở và trung tâm để được học cờ vua. Hãy cùng xem cờ vua mang lại lợi ích gì tới cuộc sống của mọi người nhé.



Tác phong người chơi cờ

Bài học đầu tiên của mọi lứa tuổi khi học chơi cờ. Bở lẽ bạn không thể trở thành một người chơi cờ nếu không có một tác phong thi đấu đúng mực và phù hợp cho bộ môn này. Trong cuộc sống cũng vậy, khi muốn trở thành ai đó vĩ đại chúng ta có xu hướng bắt chước tác phong của người đó. Điều này hình thành cho ta những thói quen tốt để cải thiện cuộc sống.


Tính kỷ luật

Một trong những vũ khí giúp ta trở nên thành công mà không một ai bỏ qua. Cờ vua có những nguyên tắc riêng của nó việc kỷ luật bản thân tuân thủ những quy tắc giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm không đáng có. Kỷ luật bản thân sẽ cho ta một tinh thân đúng bất kể bạn làm việc gì cũng sẽ cho ra kết quả mà bạn mong đợi.


Xác định mục tiêu

Trong cờ vua chúng ta có 3 giai đoạn của ván cờ đó là khai cuộc, trung cuộc, và tàn cuộc.

Mục tiêu xúc định của chúng ta là bắt chết vua đối phương, chính vì lý do đó mà không cần phải chờ đến tàn cuộc để làm điều này mà bạn có thể dành chiến thắng ngay cả khai cuộc và trung cuộc. Khi xác định mục tiêu đúng ta dốc hết tâm thực hiện thì sẽ có những gặt hái xứng đáng. Trong cuộc sống cơ hội không chờ đợi chúng ta, chỉ khi xác định cho mình đúng mục tiêu thì bạn là người tạo ra cơ hội cho bạn thân mình chứ không phải ai khác.


Sự cố gắng âm thầm của bản thân

Khi học cờ sẽ có rất nhiều người xung quanh giúp đỡ chúng ta. Người thầy giúp ta phát triển về mặt tư duy và củng cố kiến thức. Bạn bè cùng vui cùng học giúp ta rèn luyện bản thân mình khi làm đối thủ trên bàn cờ. Ba mẹ và người thân hết mực động viên và tạo điều kiện giúp ta có được chỗ dựa tinh thân tốt nhất nhưng trên tất thảy chúng ta chỉ có thể dựa vào bản thân khi chúng ta đấu cờ. Lúc này, ta học làm cho mọi thứ xung trở nên yên lắng chỉ có sự yên lắng trong ta là cất lời để dẫn dắt ta đi đến chiến thắng. Trong cuộc sống cũng vậy, hãy học cách dựa vào bản thân mình trước khi nhờ tới sự giúp đỡ của người khác. Đừng để mọi tiếng ồn xung quanh gây nhiễu sự tập trung của bạn khi bạn đang dẫn dắt mình tới thành công.



Thông qua cờ vua chúng ta có vô vàn cách nhìn và cách lý giải về cuộc sống, đồng thời là kim chỉ Nam dẫn dắt ta hướng về những điều tích cực và cuộc sống tốt đẹp.

HỆ THỐNG TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CỜ QUỐC TẾ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
*** TP. Hồ Chí Minh ***

Trụ sở: 61 Đường D5, Phường.25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Quận 1: 9 Đường Nguyễn Văn Nguyễn, P. Tân Định, Quận 1, HCM
Quận 9: 111E Đường số 22, P. Phước Long B, Quận 9, TP HCM
Quận 12: 608 Đường Hà Huy Giáp, P. Thạnh Lộc, Quận 12, TP HCM
- Quận Bình Thạnh: 61 Đường D5, P25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Quận Tân Bình: 109 Đường Cộng Hòa, P12, Q. Tân Bình, THCM
- Quận Gò Vấp: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Q.Gò Vấp, TP HCM
*** Bình Dương ***
- TP.Thuận An: B101 Phan Thanh Giảng, P.Lái Thiêu, TP. Thuận An, Bình Dương
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Email : coquocte@gmail.com
Điện thoại : 0989.731.783    -   Hotline : 090.264.1618


 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618