Chào mừng các bạn đến với Hội Cờ Vua - Sân chơi trí tuệ dành cho mọi người - Cờ Vua giúp khai mở trí tuệ, kích hoạt não giúp trẻ thông minh hơn, ngoan hơn, học giỏi hơn. Liên hệ đăng ký học thử tại Trung Tâm Đào Tạo Cờ Vua Quốc Tế Hotline: 090.264.1618

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022

20 THÁNG 7 - NGÀY QUỐC TẾ CỜ VUA

Cờ vua giúp chữa lành

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, các trò chơi và các môn thể thao đã giúp nhân loại sống qua các thời kỳ khủng hoảng. Chúng giúp giải toả căng thẳng và cải thiện sức khoẻ tinh thần. Khi đại dịch Covid bùng phát, các hoạt động giải trí và thể thao bị hạn chế. Cờ vua đã chứng tỏ sự bền bỉ đáng kinh ngạc của mình, cũng như sự thích ứng lẫn khả năng đoàn kết mọi người trong đại dịch.
Kể từ khi đại dịch bùng phát, cờ vua tăng trưởng mạnh mẽ, với ngày càng nhiều người chơi hơn bao giờ hết thông qua các sự kiện được tổ chức trực tuyến.
Cờ vua cho Phát triển Bền vững
Liên hiệp Quốc công nhận rằng thể thao, nghệ thuật và hoạt động thể chất có sức mạnh thay đổi nhận thức, định kiến và hành vi, cũng như truyền cảm hứng, phá vỡ rào cản sắc tộc và chính trị, chống lại kỳ thị và giảm thiểu xung đột, và vì thế thúc đẩy giáo dục, phát triển bền vững, hoà bình, hợp tác, tình đoàn kết, sự chung tay và sức khoẻ cho mọi nhà.
Cờ vua là một trong những trò chơi cổ nhất, trí tuệ nhất và giàu bề dày lịch sử nhất. Là sự kết hợp của thể thao, tư duy khoa học và các yếu tố nghệ thuật. Cờ vua hoàn toàn không tốn kém và bao hàm nhiều yếu tố, có thể được chơi mọi nơi bởi mọi lứa tuổi, giới tính, không bị giới hạn bởi ngôn ngữ, năng lực thể chất và địa vị xã hội.
Cờ vua phổ biến toàn cầu, góp phần thúc đẩy công bằng, sự chung tay và tôn trọng. Và ở một độ nào đó cờ vua góp phần xây dựng bầu không khí vị tha và thấu hiểu giữa các dân tộc.
Cờ vua đem đến cơ hội đặc biệt trong chương trình nghị sự về Phát triển Bền vững và Mục tiêu Phát triển bền vững 2030, bao gồm tăng cường giáo dục, nhận thức về bình đẳng giới và trao trọng trách cho phái nữ và bồi dưỡng sự chung tay, lòng vị tha và thấu hiểu chung.
Bối cảnh
Cờ vua là trò chơi chiến lược 2 người chơi mà mục tiêu hướng đến là di chuyển các quân cờ khác nhau, mỗi quân với khả năng di chuyển riêng biệt, xung quanh một bàn cờ vuông, trắng đen đan xen để bắt quân "Vua" của đối phương. Ngày nay có đến 2000 biến thể có thể xác định được của trò chơi. Một giả thuyết cho rằng có một trò chơi tương tự cờ vua là Chaturanga xuất phát từ miền Bắc Ấn trong triều đại Gupta (319-543 Dương Lịch) và theo Con đường Tơ Lụa về phía Tây tới Ba Tư.
Cờ vua hiện đại được tin rằng xuất phát từ trò Chaturanga có nghĩa là "4 đạo quân" - liên tưởng tới các chủng quân từ các quân cờ - bộ binh, kỵ binh, tượng binh và chiến xa (các quân cờ mà sau này trở thành Tốt, Mã, Tượng và Xe), hay từ một thực tế là trò chơi có thể có 4 người chơi. Chatrang, và sau này là Shatranj, là cái tên được đặt cho trò chơi từ khi xuất hiện tại đế quốc Sassanid Ba Tư vào khoảng năm 600 Dương Lịch. Một thư bản của Ba Tư mô tả việc sứ giả từ Ấn Độ tới thăm viếng vua Khosrow Đệ Nhất và dâng lên ngài trò chơi này. Từ đó trò chơi lan truyền trên các cung đường của Con đường Tơ Lụa tới muôn nơi, bao gồm Bán đảo A Rập và Byzantine.
Năm 900 Dương Lịch, một cao thủ cờ vua vùng Abbasid là al-Suli và al-Lajlaj đã biên soạn những công trình về kỹ thuật chơi và chiến lược của cờ vua, và tới năm 1000 Dương Lịch Cờ vua đã trở nên phổ biến khắp Châu Âu, du nhập qua nước Nga qua Đại Thảo nguyên. Bản thư Alfonso, được biết tới với một cái tên khác là Libro de los Juegos (Sách các Trò chơi), một tuyển tập các văn bản thời Trung Cổ về 3 loại trò chơi phổ biến khác nhau từ thế kỉ 13 đã miêu tả Cờ vua rất sát với Shatranj của Ba Tư về luật chơi cũng như lối chơi.
Ngày 12 tháng 12 năm 2019, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố ngày 20 tháng 7 là ngày Quốc tế Cờ vua để ghi nhớ ngày thành lập của Liên đoàn Cờ vua Quốc tế (FIDE) tại Paris năm 1924.
Từ năm 1966, dưới sáng kiến của FIDE, 20 tháng 7 đã được coi là ngày Quốc Tế Cờ vua bởi kỳ thủ toàn thế giới.
Cái tên Ngày Quốc tế Cờ vua của Liên Hợp Quốc không chỉ thừa nhận vai trò quan trọng của FIDE trong việc hỗ trợ sự hợp tác quốc tế để tổ chức các sự kiện cờ vua hướng tới thúc đẩy tình bằng hữu toàn cầu giữa người với người, mà còn đưa tới một nền tảng quan trọng để vun đắp, đối thoại cho sự bền vững và mở mang của hoà bình.
Bạn có biết?
Khoảng 70% người trưởng thành (tại Mỹ, Anh, Đức, Nga và Ấn Độ) từng chơi cờ vua ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời, 605 triệu người trưởng thành chơi cờ thường xuyên.
Về toán học mà nói, số lượng ván cờ hợp lệ có thể được chơi nhiều hơn số lượng nguyên tử có trong vũ trụ mà chúng ta có thể quan sát được (Nguyên văn: Observable Universe - vũ trụ khả kiến).
Trong cờ vua, chiếu hết đối phương trong 2 nước là hoàn có thể.
Đại Kiện tướng cao tuổi nhất hiện còn sống là Yuri Averbakh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618